Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Hồng Bào Quái Nhân 1


T hu đã hầu tàn, gió heo may thổi lá vàng trút xuống như mưa. Chim hôn
thoi thóp về rừng khiến cảnh vật càng thêm buồn bã.
Trên một khu rừng thoai thoải dốc theo sườn núi xuất hiện một bóng người
chạy như bay. Coi bề ngoài thấy người này khinh công trác tuyệt, mà thực ra y đã
mỏi mệt cơ hồ không chịu nổi.
Người đó chạy không dừng bước qua một khu rừng thấp nhưng rậm rạp. Mỗi
khi cước bộ vọt lên không người lại lảo đảo muốn té.
Bóng người mỗi lúc một gần. Không rõ người này tuổi độ tam tuần đầy vẻ
anh hùng khí khái. Cứ coi quần áo ướt đẫm mồ hôi đủ biết họ đã chạy một mạch
mấy dặm đường rừng.
Người đó chạy đến bên sườn núi dừng chân lại một chút, thở phào một cái,
miệng lẩm bẩm:
- Mình chạy từ sáng cho đến bây giờ toàn đường núi gập ghềnh. Khi xuống
hết sườn núi này là gần đến nơi rồi.
Hán tử lấy ống nước đeo ở sau lưng ra uống ừng ực một hơi rồi đưa tay áo lên
lau mặt ướt đẫm mồ hôi.
Hán tử uống nước rồi lại buộc ống nước vào sau lưng.
Lúc này vầng trăng tỏ đã lên cao. Hán tử nhìn bóng trăng tự nói một mình:
- Ta còn phải đi lẹ hơn nữa.
Hán tử lại cất bước theo sườn dốc núi đi tới. Chân bước rất mau, chớp mắt đã
xuống được hơn mười trượng.
Hán tử bỗng dừng lại cúi xuống nhặt một vật gì. Nét mặt hán tử cực kỳ kinh
dị. Trong tay cầm một cây đoản kích xám xịt. Trên thanh kích có chạm một bầy sư
tử nhỏ rất tinh vi.
Hán tử nhẩm đếm bầy sư tử này có năm con rồi la lên:
- Đây là tín vật của chưởng môn phái Điểm thương!
Hán tử nhìn kỹ lại thanh đoản kích hình con rồng lẩm nhẩm nói tiếp:
- Tín vật của Thanh thủ kiếm Thẩm Băng Toàn, chưởng môn phái Điểm
thương sao lại rớt ở đây? Phải chăng?
Trong óc chàng hiện lên một ý nghĩ, trong võ lâm người ta coi tín vật của
chưởng giáo quý hơn cả tính mạng. Thấy vật mà chẳng thấy người là người đó đã
gặp tai nạn bất trắc.
Nét mặt trầm trọng, hán tử lắng tai nghe hồi lâu thì ngoài tiếng gió thổi không
còn tiếng gì khác.
Chàng tự hỏi:
- Thiên Thủ Kiếm Thẩm lão gia tay cầm thanh kiếm này với 81 đường Truy
phong khoái kiếm thì còn ai khiến lão gia phải gặp bất trắc?
Chàng lắc đầu ra vẻ hoài nghi rồi đút thanh đoản kiếm vào bọc tiếp tục tiến
về phía trước.
Hán tử xuống sườn núi quanh co mấy đoạn rồi đi vào con đường nhỏ ruột dê
thoai thoải không biết đến phương nào. Chàng vừa đi vừa ngẫm nghĩ thủy chung
cũng không tìm ra được đáp án.
Chàng lẩm bẩm một mình:
- Bất luận thế nào ta cũng vào coi cho biết!
Đoạn chàng bước lẹ tiến lại. Bỗng thị tuyến chàng chăm chú nhìn vào một vật
kỳ dị, trên cành cây cổ thụ, một vật tựa thoi ngọc bích cắm ngập tận chuôi.
Chàng ồ lên một tiếng đưa tay rút thanh ngọc bích ra thì thấy nó dài nửa
thước. Một đầu hình lưỡi cuốc rất mỏng, trên đuôi có khắc chữ phật. Chàng vừa coi
bỗng sắc mặt vừa biến đổi lộ vẻ kinh hãi đứng ngẩn người ra một lúc rồi lẩm bẩm:
- Đây là Bích Ngọc Sạn của nhà Phật và là bảo vật của Phù Vân đại sư,
chưởng giáo Phái Côn lôn hiện nay. Làm sao nó lại ở nơi đây? Chẳng lẽ?
Giữa lúc chàng còn đang kinh hãi thì trước mặt rừng cây thấp thoáng hiện ra
một căn nhà gỗ.
Chàng cất Bích Ngọc Sạn đi không nghĩ ngợi gì nữa, rảo bước tiến về phía
nhà gỗ bụng bảo dạ:
- Bữa nay xem chừng ta đến đây sau chót.
Hán tử ra khỏi khu rừng thấp đứng trước căn nhà gỗ, nhưng trong nhà tối đen
mà không động tĩnh chi hết, liền cất tiếng báo danh:
- Tại hạ Tô Bạch Phong!
Nhưng chàng dừng lại ngay, vì chàng chợt phát giác ra một thanh bảo kiếm
ánh hồng quang kỳ dị lóe ra cắm vào phía trên cánh cửa gỗ, chàng khẽ la:
- Đây là thanh Tử Hồng Bảo Kiếm của chưởng giáo Võ Đang!
Chàng không dám nghĩ gì thêm, đẩy cửa bước vào.
Trong nhà tối đen như mực, một luồng gió tanh tưởi quạt vào mặt. Chàng
nhắm mắt một lần nữa, vận hết mục lục để nhìn vào bóng tối. Bỗng lông tóc chàng
dựng đứng cả lên vì sợ hãi, mồ hôi toát ra nhỏ giọt.
Trong nhà sáu chiếc tử thi nằm còng queo trên mặt đất, máy chảy lênh láng.
Ngoài ra không có một vật gì khác.
Một ngọn gió đêm lùa qua cánh cửa vừa mở thổi vào nhà khiến vạt áo hán tử
tung bay mà chàng cũng không cảm thấy lạnh. Khắp mình mồ hôi ướt đầm, người
......

0 nhận xét:

Đăng nhận xét