Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009

Hồng Bào Quái Nhân 6


Du Hữu Lượng gật đầu. Hai người đi chừng một giờ thì trời tối mịt. Bỗng phía
trước hiện ra một khu rừng lớn.
Du Hữu Lượng ngấm ngầm lo lắng. Chàng chắc đêm này phải ngủ dọc đường.
Nhan Bách Ba nói:
- Chúng ta lại đi mười dặm nữa là đến một thị trấn lớn. Bữa nay tiểu đệ xin
làm chủ mời huynh trưởng uống mấy chung rượu rồi thắp đèn trò chuyện suốt đêm
thâu được chăng?
Du Hữu Lượng chỉ cốt sao khỏi ngủ ngoài trời là yên. Còn chuyện ăn cơm
uống rượu, chàng chẳng bận tâm.
Chàng gật đầu không nói gì rồi giục ngựa vào rừng.
Nhan Bách Ba chạy theo sau để chỉ đường. Trong khu rừng này rất nhiều lối
đi nhỏ hẹp vòng qua vòng lại. Du Hữu Lượng không nhận được phương hướng,
nhưng Nhan Bách Ba trong lòng sẵn có định kiến, tựa hồ gã đã quen thuộc đường
lối.
Đột nhiên phía trước vẳng nghe tiếng khóc rất bi ai vọng lại.
Nhan Bách Ba nói:
- Ra khỏi khu rừng này là đến thị trấn ngay. Chúng ta thử lại xem ai khóc đó.
Du Hữu Lượng liền cho ngựa đi về phía phát ra tiếng khóc. Đi chẳng bao lâu
tiếng khóc càng rõ mồn một, Nhan Bách Ba bỗng ồ lên một tiếng, tiện tay gã bẻ
lấy một cành cây khô. Gã dùng ngón tay trỏ và ngón giữa bên mặt kẹp lấy liệng
ra.
Cách một tiếng, một vật rơi xuống. Nhan Bách Ba nhoai người về phía trước.
Du Hữu Lượng rượt theo thì đã thấy một thiếu niên té lăn xuống đất. Cổ gã
còn buộc sợ dây. Gã đã ngất đi rồi.
Nhan Bách Ba quay lại nhìn Du Hữu Lượng tủm tỉm cười nói:
- Người này treo cổ tự tử. Vừa rồi tiểu đệ thấy tình thế nguy cấp sợ cứu
không kịp, may mà bỗng sinh cấp trí, liệng cành cây khô cho đứt dây. Tuy người
này bị giáng xuống đất khá mạnh, nhưng con bảo toàn được tính mạng.
Dư biết sự thành công của Nhan Bách Ba nguyên là một tuyệt kỹ. Gã chỉ khẽ
búng hai ngón tay là cứu được người ở ngoài mười trượng. Nhưng hành động của
gã rất lão luyện, nhưng tâm tính thiếu niên không đè nổi sự đắc ý.
Du Hữu Lượng nói:
- Bản lĩnh của Nhan huynh thật là tuyệt vời! Dù Hồng tuyến không không
ngày trước chưa chắc đã ăn đứt nổi huynh đài!
Nhan Bách Ba thấy chàng tuy miệng thốt lời tán tụng mà mặt không lộ vẻ
kinh dị thì nghĩ thầm trong bụng:– Xưa nay hai đường văn võ ai mà học đến hóa cảnh đều có phong độ như
nhau. Anh chàng nho sinh này thấy ta thi triển công phu tuyệt diệu mà cũng không
lộ vẻ sửng sốt, như vậy là người rất trầm tĩnh.
Gã nghĩ vậy nên đối với Du Hữu Lượng càng tăng thêm phần hảo cảm. Gã
cúi xuống điểm vào người thiếu niên kia mấy chỗ. Thiếu niên dần dần tỉnh lại,
dương mắt lên nhìn hồi lâu mới cất tiếng hỏi:
- Chao ôi! Các người cũng treo cổ tự tử cả đấy ư? Chốn âm cung thật là tối
tăm lạnh lẽo!
Nhan Bách Ba không nhịn được phải bật cười. Bỗng gã đưa tay lên che miệng
đưa mắt ngó Du Hữu Lượng, sau đó gã bỗng hỏi:
- Chú ngốc này! Tại sao mà tự tử?
Thiếu niên ngơ ngác sờ tay vào đầu dây mới biết là mình chưa chết và đã
được hai người này cứu sống. Ở trong cõi chết gã được người lôi ra, trong lòng
bâng khuâng tựa hồ con người đã được đổi đời. Trong lúc nhất thời gã không nghĩ
ra được vì lẽ gì đã tìm đường chết nên chưa kịp trả lời.
Nhan Bách Ba hỏi lại lần nữa, giọng nói của hắn ra chiều nóng nảy.
Thiếu niên kia dần dần tỉnh lại, gã nhớ tới nỗi đau khổ của mình chưa giải
quyết được, bất giác nỗi bi ai lại nổi lên, buông tiếng khóc ròng.
Nhan Bách Ba nói:
- Chú ngốc kia! Chú khóc phỏng được ích gì! Ta cho chú hay, dù chú muốn
chết cũng không được nữa!
Gã thiếu niên quả nhiên ngừng khóc, hằn học hỏi lại:
- Người bảo sao?
Nhan Bách Ba đáp:
- Mạng người vừa rồi do ta cứu thoát. Người không cần sống từ trước rồi. Bây
giờ cái mạng đó là của ta, người không thể tùy tiện hủy diệt được nữa.
Câu này tuy vô lý, nhưng Nhan Bách Ba nói bằng một giọng nghiêm trang,
nên nghe cũng có vài phần ý tứ.
Thiếu niên ruột rối như mớ bòng bong, còn tâm tình nào mà suy nghĩ nữa. Gã
tức giận mắng liền:
- Người là cái quái gì mà nói vô lý thế?
Bây giờ gã tức giận nhiều hơn nên thành ra lấn át nỗi bi ai. Gã dương cặp mắt
hung dữ lên nhìn hai người đã cứu mạng của gã.
Nhan Bách Ba lại hỏi:
- Ta nói cứ vô lý thì sao?
Thiếu niên tức quá la lên:..............

0 nhận xét:

Đăng nhận xét