Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009

Hồng Bào Quái Nhân 4


Nơi đây từ biệt Yên Đan!
Người xưa đã khuất sông Hàn còn đây.
Ở phương bắc vào buổi sơ đông băng tuyết đã đóng dầy trên mặt đất, gió lạnh
thấu xương.
Bóng tịch dương trong buổi chiều tà còn rọi xuống đường cái quan. Một chàng
thiếu niên kỵ mã đầu đội nho cân ngồi trên yên ngựa ngâm bài Dịch thủy tống
nhân. Tuy chàng còn nhỏ mà dường như đã hiểu sâu xa về tình ý bài thơ. Giọng
chàng ngâm đầy vẻ thê lương tịch mịch. Chỉ lạc thảo mấy câu mà khiến cho người
ta cảm thấy nỗi buồn man mác.
Chàng đang ngâm thơ, bỗng phía sau có âm thanh dõng dạc vang lên:
- Hồi sơ đường, Vương Lạc, Lư, Dương tứ kiệt, nhưng thực ra Lạc Tân Vương
đáng là người đứng đầu.
Thiếu niên ngâm thơ ngoảnh đầu nhìn lại thấy một chàng trai trẻ tuổi hơn
mình liền mỉm cười dừng ngựa lại. Gã thiếu niên này mới chừng 16, 17 tuổi mày
thanh mắt sáng gật đầu gọi chàng.
Thiếu niên ngâm thơ trong lòng ngấm ngầm kinh hãi nghĩ bụng:
- Chàng kỵ mã này tựa hồ ở trên trời rớt xuống. Gã đã đến sau lưng mình lúc
nào mình cũng chưa biết.
Chàng nhìn kỹ lại hồi lâu cảm thấy thiếu niên có thể thân cận được. Gã cưỡi
con ngựa đen tuyền, khắp mình không lẫn một sợi lông nào khác màu.
Thân hình nó vừa vặn, mắt chiếu ra những tia hồng quang chói sáng.
Đúng là một con tuấn mã nổi danh.
Thiếu niên đến sau nói:
- Dĩ nhiên bài thơ đó là một thiên cổ tuyệt xướng của Lạc Tân Vương nhưng
có được huynh đài lĩnh hội sâu xa thì ngâm lên mới khiến cho người ta đứng trước
một hoàn cảnh thực sự mà xúc động tâm thần.
Thiếu niên ngâm thơ mỉm cười hỏi:
- Huynh đài quá khen khiến tiểu đệ càng thêm hổ thẹn. Xin huynh đài cho
tiểu đệ hay cao tánh đại danh được chăng?
Thiếu niên nhỏ tuổi vọt ngựa lên ngang hàng thiếu niên ngâm thơ đáp:
- Tiểu đệ họ Nhan tên gọi Bách Ba. Tiểu đệ cũng muốn được thỉnh giáo tôn
danh đại tánh!
Thiếu niên ngâm thơ đáp:
- Tiểu đệ là Du Hữu Lượng. Nay được gặp huynh đài thật là may mắn!
Nhan Bách Ba cũng nói mấy câu xã giao đáp lại. Tuy đã còn nhỏ tuổi mà
cách cử chỉ đã tỏ ra lão luyện, dường như từng bôn tẩu giang hồ lâu ngày. Hai
người sóng vai mà đi. Nhan Bách Ba đã ăn nói hoạt bát, kiến văn lại rộng rãi.
Đi được một lúc hai người nói chuyện rất thân mật.
Du Hữu Lượng nói:
- Nhan huynh tài ba lỗi lạc học rộng lại nhỏ tuổi, đường lịch duyệt cũng hơn
người khiến cho tiểu đệ hết sức khâm phục.
Nhan Bách Ba đáp:
- Tiểu đệ nhỏ tuổi học sách không thành phải bỏ theo nghề luyện kiếm.
Luyện kiếm cũng không xong thành ra văn dốt võ dát, chẳng nên trò chống chi hết.
Lần lữa ngày tháng chẳng làm được việc gì, thật khiến cho huynh đài chê cười.
Du Hữu Lượng cười thầm trong bụng:
- Người nhỏ tuổi như thế này mà đã nói những gì mà lần lữa ngày tháng?
Thật là lên mặt ông cụ non!
Chàng thấy Nhan Bách Ba miệng còn măng sữa mà ăn nói với mình thật sành
sỏi, chàng không khỏi lấy làm kỳ.
Nhan Bách Ba lại nói:
- Du huynh định đi đâu? Tiểu đệ đoán càn là Du huynh xuống Trường An để
kịp mùa xuân sang năm vào hội thi!
Du Hữu Lượng gật đầu ầm ừ cho xong chuyện.
Nhan Bách Ba mừng rỡ nói:
- Tiểu đệ cũng xuống Trường An đang lo dọc đường tịch mịch, muốn cùng
huynh đài kết bạn!
Gã nói tới đây có vẻ ngượng ngùng mặt hơi đỏ lên, mắt ngó trộm Du Hữu
Lượng rồi nói tiếp:
- Được kết bạn cùng huynh đài để nghe lời đàm luận của người cao sĩ thì thật
thỏa chí bình sinh!
Du Hữu Lượng thấy Nhan Bách Ba là con người khả ái lại cùng đi chung một
đường thì trong lòng cũng thấy khoan khoái. Chàng toan nói mấy câu khiêm
nhượng. Bỗng phía sau lưng có tiếng gió ngựa dồn dập. Bốn năm người kỵ mã đã
vun vút đuổi tới.
Du Hữu Lượng dừng ngựa nhường lối đi, nhưng chưa kịp tránh sang bên đường
thì tiếng gió phía sau xô tới rất lẹ.￿￿￿
........

0 nhận xét:

Đăng nhận xét